Hotline 1: 0944945339      Hotline 2: 0931067020     
Danh mục sản phẩm
Tấm lọc bụi, lọc khí - khung lọc khí
Lọc phòng sơn
Bông lọc bụi
Vải lọc chất lỏng
Vải lọc bụi, lọc khí
Lọc HEPA
Housing lọc chất lỏng
Túi lọc khí
Lõi lọc chất lỏng
Giấy lọc dầu công nghiệp
Vải lọc dầu công nghiệp
Vải lọc cho máy ép bùn khung bản
Bình lọc túi và bình lọc lõi
Lưới lọc sơn
Lưới lọc keo, lưới lọc nước
Vải lọc khung bản
Lọc Kowa
Bình lọc chất lỏng
Túi Lọc chất lỏng
Lõi lọc bụi
Túi lọc bụi công nghiệp
Lưới INOX, lưới chống chim, lưới chống côn trùng
Lọc HEPA - lọc khí phòng sạch
Lưới lọc bụi
 
Hỗ trợ khách hàng
KT kinh Doanh SP lọc
Lich Nguyen: 0944 945 339
NV Kinh Doanh lưới thép
Luan Nguyen: 0931067020
 
Trang chủ » Tin tức
Lọc HEPA và ULPA là gì?

Lọc HEPA và ULPA là gì?

1. Lọc HEPA là gì?

HEPA có nghĩa là: Hạt không khí hiệu năng cao và là một công nghệ được phát triển bởi Ủy ban năng lượng nguyên tử Mỹ trong suốt những năm 1940 với mục đích tạo ra một phương pháp lọc hiệu quả các hạt phóng xạ gây ô nhiễm. HEPA là một phương pháp lọc rất hiệu quả, cái mà các hạt được lấy bằng kính hiển vi từ không khí xung quanh khi nó đi qua bộ lọc HEPA. Vùng bộ lọc HEPA với nhiều hiệu quả phụ thuộc vào kích thước của các hạt. Hiệu năng lọc không khí của bộ lọc HEPA đạt đến 99,97% các hạt và chỉ cho phép các hạt có kích thước 0,3 micron hoặc nhỏ hơn đi qua bộ lọc. Bộ lọc không khí HEPA không thể loại bỏ khí ga hóa học từ không khí.

2. Lọc ULPA là gì?

Lọc ULPA, cách gọi khác là bộ lọc Ultra-HEPA, là cấp độ tiếp theo của quy trình thanh lọc không khí từ các bộ lọc HEPA bắt 99,999% các hạt không khí có kích thước 0,3 microns và nhỏ hơn nữa từ không khí đi qua bao gồm cả khói thuốc, phấn hoa và bụi.

3. Sự khác nhau giữa một bộ lọc kiểu HEPA và một bộ lọc HEPA là gì?

Sự khác biệt là rất lớn. Theo Hiệp hội Lá phổi Mỹ, hiệu quả của bộ lọc kiểu HEPA "có thể đạt được 55% hoặc ít hơn tại 0,3 micron" có nghĩa là có ít nhất 4.500 trong số 10.000 hạt 0,3 micron sẽ đi qua. Các bộ lọc HEPA cấp độ y học, giống như các bộ lọc đã được sử dụng trong các mô hình CAP600 & CAP1200, được chứng nhận cho một hiệu quả tối thiểu là 99,97% ở 0,3 micron. Điều này có nghĩa là 3 hoặc ít hơn các hạt trong số 10.000 sẽ đi qua, tỷ lệ lọt qua ít hơn khoảng 1.500 lần.

 4. Bộ lọc ULPA cấp độ lọc HEPA là gì?

"Bộ lọc ULPA cấp độ lọc HEPA" là một cụm từ thường được sử dụng khi đề cập đến bộ lọc ULPA. Trong thực tế, ULPA và HEPA là hai loại bộ lọc khác nhau. Chúng giống hệt nhau về hình thức nhưng các bộ lọc ULPA có khả năng nắm bắt các hạt có kích thước nhỏ hơn nhiều, với hiệu năng lớn hơn gấp 10 lần so với các bộ lọc HEPA. Tên chung "ULPA" là viết tắt của Bộ lọc "Ultra Low Penetration Air". Bộ lọc ULPA được kiểm tra và đánh giá để loại bỏ các hạt có kích thước 0,12 micron và lớn hơn nữa, ở một hiệu năng là 99,9995%. Bộ lọc HEPA loại bỏ được các hạt 0,3 micron và lớn hơn ở hiệu năng là 99,99%.

 

 

 
Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG KHÔNG KHÍ VẤN ĐỀ NÓNG BỎNG CỦA THẾ GIỚI HIỆN NAY

Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG KHÔNG KHÍ VẤN ĐỀ NÓNG BỎNG CỦA THẾ GIỚI HIỆN NAY

Ô nhiễm môi trường không khí

Ô nhiễm môi trường không khí là sự có mặt một chất lạ hoặc một sự biến đổi quan trọng trong thành phần không khí, làm cho không khí không sạch hoặc gây mùi khó chịu, giảm thị lực khi nhìn xa do bụi.

Hiện nay, ô nhiễm khí quyển là vấn đề thời sự nóng bỏng của cả thế giới chứ không phải riêng của một quốc gia nào. Môi trường khí quyển đang có nhiều biến đổi rõ rệt và có ảnh hưởng xấu đến con người và các sinh vật. Ô nhiễm khí đến từ con người lẫn tự nhiên. Hàng năm con người khai thác và sử dụng hàng tỉ tấn than đá, dầu mỏ, khí đốt. Đồng thời cũng thải vào môi trường một khối lượng lớn các chất thải khác nhau như: chất thải sinh hoạt, chất thải từ các nhà máy và xí nghiệp làm cho hàm lượng các loại khí độc hại tăng lên nhanh chóng.

Ô nhiễm từ xe gắn máy cũng là một loại ô nhiễm khí đáng lo ngại.

Ô nhiễm môi trường khí quyển tạo nên sự ngột ngạt và "sương mù", gây nhiều bệnh cho con người. Nó còn tạo ra các cơn mưa axit làm huỷ diệt các khu rừng và các cánh đồng.

Điều đáng lo ngại nhất là con người thải vào không khí các loại khí độc như: CO2, đã gây hiệu ứng nhà kính. Theo nghiên cứu thì chất khí quan trọng gây hiệu ứng nhà kính là CO2, nó đóng góp 50% vào việc gây hiệu ứng nhà kính, CH4 là 13%,, nitơ 5%, CFC là 22%, hơi nước ở tầng bình lưu là 3%...

Nếu như chúng ta không ngăn chặn được hiện tượng hiệu ứng nhà kính thì trong vòng 30 năm tới mặt nước biển sẽ dâng lên từ 1,5 – 3,5 m (Stepplan Keckes). Có nhiều khả năng lượng CO2 sẽ tăng gấp đôi vào nửa đầu thế kỷ sau. Điều này sẽ thúc đẩy quá trình nóng lên của Trái Đất diễn ra nhanh chóng. Nhiệt độ trung bình của Trái Đất sẽ tăng khoảng 3,60 °C (G.I.Plass), và mỗi thập kỷ sẽ tăng 0,30 °C.

Theo các tài liệu khí hậu quốc tế, trong vòng hơn 130 năm qua nhiệt độ Trái Đất tăng 0,40 °C. Tại hội nghị khí hậu tại Châu Âu được tổ chức gần đây, các nhà khí hậu học trên thế giới đã đưa ra dự báo rằng đến năm 2050 nhiệt độ của Trái Đất sẽ tăng thêm 1,5 – 4,50 °C nếu như con người không có biện pháp hữu hiệu để khắc phục hiện tượng hiệu ứng nhà kính.

Một hậu quả nữa của ô nhiễm khí quyển là hiện tượng lỗ thủng tầng ôzôn. CFC là "kẻ phá hoại" chính của tầng ôzôn. Sau khi chịu tác động của khí CFC và một số loại chất độc hại khác thì tầng ôzôn sẽ bị mỏng dần rồi thủng.

NGUỒN GỐC PHÁT XINH Ô NHIỄM

a. Nguồn tự nhiên:

  • Núi lửa: Núi lửa phun ra những nham thạch nóng và nhiều khói bụi giàu sunfua, mêtan và những loại khí khác. Không khí chứa bụi lan toả đi rất xa vì nó được phun lên rất cao.
  • Cháy rừng: Các đám cháy rừng và đồng cỏ bởi các quá trình tự nhiên xảy ra do sấm chớp, cọ sát giữa thảm thực vật khô như tre, cỏ. Các đám cháy này thường lan truyền rộng, phát thải nhiều bụi và khí.
  • Bão bụi gây nên do gió mạnh và bão, mưa bào mòn đất sa mạc, đất trồng và gió thổi tung lên thành bụi. Nước biển bốc hơi và cùng với sóng biển tung bọt mang theo bụi muối lan truyền vào không khí.
  • Các quá trình phân huỷ, thối rữa xác động, thực vật tự nhiên cũng phát thải nhiều chất khí, các phản ứng hoá học giữa những khí tự nhiên hình thành các khí sunfua, nitrit, các loại muối v.v... Các loại bụi, khí này đều gây ô nhiễm không khí.

b. Nguồn nhân tạo:

Nguồn gây ô nhiễm nhân tạo rất đa dạng, nhưng chủ yếu là do hoạt động công nghiệp, đốt cháy nhiên liệu hoá thạch và hoạt động của các phương tiện giao thông. Nguồn ô nhiễm công nghiệp do hai quá trình sản xuất gây ra:

  • Quá trình đốt nhiên liệu thải ra rất nhiều khí độc đi qua các ống khói của các nhà máy vào không khí.
  • Do bốc hơi, rò rỉ, thất thoát trên dây chuyền sản xuất sản phẩm và trên các đường ống dẫn tải. Nguồn thải của quá trình sản xuất này cũng có thể được hút và thổi ra ngoài bằng hệ thống thông gió.
  • Các ngành công nghiệp chủ yếu gây ô nhiễm không khí bao gồm: nhiệt điện; vật liệu xây dựng; hoá chất và phân bón; dệt và giấy; luyện kim; thực phẩm; Các xí nghiệp cơ khí; Các nhà máy thuộc ngành công nghiệp nhẹ; Giao thông vận tải; bên cạnh đó phải kể đến sinh hoạt của con người.

 

Ảnh hưởng

Đối với sức khỏe con người

Tổng quan các ảnh hưởng sức khỏe con người từ các loại ô nhiễm.

Không khí ô nhiễm có thể giết chết nhiều cơ thể sống trong đó có con người. Ô nhiễm ozone có thể gây bệnh đường hô hấp, bệnh tim mạch, viêm họng, đau ngực, tức thở. Ô nhiễm nước gây ra xấp xỉ 14.000 cái chết mỗi ngày, chủ yếu do ăn uống bằng nước bẩn chưa được xử lý. Các chất hóa học và kim loại nặng nhiễm trong thức ăn nước uống có thể gây ung thư không thể chữa trị

Đối với hệ sinh thái

  • Lưu huỳnh điôxít và các ôxít của nitơ có thể gây mưa axít làm giảm độ pH của đất.
  • Đất bị ô nhiễm có thể trở nên cằn cỗi, không thích hợp cho cây trồng. Điều này sẽ ảnh hưởng đến các cơ thể sống khác trong lưới thức ăn.
  • Khói lẫn sương làm giảm ánh sáng mặt trời mà thực vật nhận được để thực hiện quá trình quang hợp.
  • Các loài động vật có thể xâm lấn,cạnh tranh chiếm môi trường sống và làm nguy hại cho các loài địa phương, từ đó làm giảm đa dạng sinh học.

Khí CO2 sinh ra từ các nhà máy và các phương tiện qua lại còn làm tăng hiệu ứng nhà kính, làm Trái Đất ngày một nóng dần lên, các khu sinh thái sẵn có dần bị phá hủy.

Các giải pháp xử lý ô nhiễm không khí:

TỔNG QUAN VỀ CÁC BIỆN PHÁP XỬ LÝ KHÍ THẢI

Phần  này chỉ trình bày một số cách về các kỹ thuật và thiết bị xử lý nhằm làm cơ sở cho việc so sánh với hiện trạng công nghệ xử lý ô nhiễm trong không khí sẽ trình bày ở phần sau.

Các giải pháp xử lý ô nhiễm không khí:

1.      Phương pháp hấp thụ: Phương pháp này sử dụng các chất hấp thụ như dung môi, nước, các hợp chất để hấp thụ. Phương pháp này sử dung đối với các dung môi hữư cơ, không khí chứa hơi a-xít,...

2.      Phương pháp đốt: Sử dụng hệ thống hút, sau đó cho vào hệ thống bình nén khí để đốt. Phương pháp này có thể áp dụng đốt các loại khí dễ cháy như CO, hơi sơn...

3.      Phương pháp sử dụng thiết bị tĩnh điện để hút bụi. Phương pháp này được sử dụng trong các nhà máy xi măng, may mặc...

4.      Phương pháp sử dụng vật liệu/hoá chất phản ứng: Sử dụng các loại hoá chất để phản ứng để tạo ra CO2 và hơi nước. Phương pháp này áp dụng đối với nhà máy thải ra dung môi hữư cơ. Có thể dùng kết hợp tấm lọc khử mùi

5.      Sử dụng chất xúc tác để tạo phản ứng với không khí: Phương pháp này áp dụng để xử lý khí thải có hiệu quả. Hiện nay các chất xúc tác được sử dụng rộng rãi là nano TiO2, Sắt từ,... Ngoài ra, xử lý khí thải có thể áp dụng song song nhiều phương pháp cả hoá và lý.

6.      phương pháp cơ học: phương pháp này dựa vào quá trình cơ học như: Cyclon, hệ thống túi lọc bụi tay áo

Phân loại theo kiểu làm sạch

Làm sạch sơ bộ, chỉ giữ lại những hạt cặn > 100MM

Làm sạch trung bình: giữ lại được những hạt cặn kích thước > 30 micron. Loại này có thể dùng bông lọc bụi G4, bông lọc bụi G2 hoặc tấm lọc bụi sơ bộ

Làm sạch tinh: có thể lọc được các hạt bụi nhỏ tinh thường dùng hệ thống lọc bụi tay áo, lượng khí bụi sẽ được giữ lại bởi những túi lọc bụi.

 

 

 
XỬ LÝ BỤI XI MẰNG BẰNG HỆ THỐNG LỌC BỤI TAY ÁO

XỬ LÝ BỤI XI MẰNG BẰNG HỆ THỐNG LỌC BỤI TAY ÁO

GIỚI THIỆU VỀ BỤI

Bụi là những phần tử vật chất có kích thước rất nhỏ bé được phân tán trong môi trường không khí- đây là một trong các chất độc hại.

Tác hại của bụi

Gây ô nhiễm không khí gây hại đến sức khỏe con người

Ảnh hưởng đến sự sinh trưởng và phát triển của con người

Ảnh hưởng đến công việc

Ảnh hưởng đến động, thực vật xung quanh

Ảnh hưởng đến cảnh quan môi trường

Ảnh hưởng đến khí hậu toàn cầu

BỤI XI MĂNG

Nguồn phát sinh bụi

Quá trình phát sinh bụi và khí thải:

Bụi phát sinh ở hầu hết các công đoạn từ khâu khai thác, đến vận chuyển nguyên nhiên liệu đến khâu sản xuất sản phẩm

Các công đoạn phát sinh bụi

Công đoạn khai thác, đập và vận chuyển đá vôi về kho trong nhà máy

Công đoạn khai thác, đập nhỏ (bên ngoài nhà máy) và vận chuyển đất sét về kho trong nhà máy

Công đoạn tồn trữ và rút nguyên liệu cho máy nghiền

Công đoạn nghiền nguyên liệu

Công đoạn đồng nhất bột liệu và cấp liệu lò nung

Công đoạn nghiền và cung cấp than

Công đoạn nung Clinker

Công đoạn làm nguội clinker

Công đoạn vận chuyển và chứa clinker

Công đoạn nghiền xi măng

Công đoạn chứa và đóng bao xi măng thành phẩm

Đặc trưng ô nhiễm bụi và khí thải của các nhà máy sản xuất xi măng

Đặc trưng ô nhiễm từ hệ thống sản xuất đối với môi trường không khí là ô nhiễm bụi (bụi than, đá sét…,khí độc (SO2, NO2, CO2).

Ô nhiễm từ quá trình đốt nhiên liệu
Bụi xi măng ở dạng rất mịn lơ lửng trong khí thải, khi hít và phổi dễ gây bệnh về đường hô hấp
Ngoài ra, bụi theo gió phát tán rất xa, sa lắng xuống mặt đất và nước, lâu dần làm hỏng đất trồng, suy thoái hệ thực vật

HỆ THỐNG LỌC BỤI TAY ÁO

Hệ thống này bao gồm những túi vải hoặc túi sợi đan lại, dòng khí có thể lẫn bụi được hút vào trong ống nhờ một lực hút của quạt ly tâm.

Những túi này được đan lại hoặc chế tạo cho kín một đầu. Hỗn hợp khí bụi đi vào trong túi, kết quả là bụi được giữ lại trong túi.

Bụi càng bám nhiều vào các sợi vải thì trở lực do túi lọc càng tăng.

Túi lọc phải được làm sạch theo định kỳ, tránh quá tải cho các quạt hút làm cho dòng khí có lẫn bụi không thể hút vào các túi lọc.

Để làm sạch túi có thể dùng biện pháp rũ túi để làm sạch bụi ra khỏi túi hoặc có thể dùng các sóng âm thanh truyền trong không khí hoặc rũ túi bằng phương pháp đổi ngược chiều dòng khí, dùng áp lực hoặc ép từ từ.

Một vài loại sợi thường được dùng bao gồm sợi bông, sợi len, nylon, sợi amiăng, sợi silicon, sợi thuỷ tinh.

Thiết bị lọc bụi túi vải thường đặt phía sau thiết bị lọc bụi cơ học để giữ lại những hạt bụi nhỏ mà quá trình lọc cơ học không giữ lại được.

Khi các hạt bụi thô hoàn toàn đã được tách ra thì lượng bụi giữ trong túi sẽ giảm đi.

NHỮNG LOẠI TÚI VẢI THƯỜNG XỬ DỤNG TRONG LỌC BỤI XI MĂNG

1. Túi lọc bụi PE chống ẩm

2. Túi lọc bụi PE chống tĩnh điện

Vật liệu vải 100% Polyester, trọng lượng từ 500 - 550g/m2

Trong những nhà máy luyện thép, lò đốt thì dùng túi vải chịu nhiệt như:

1. Túi lọc bụi chịu nhiệt như: vải glassfiber, túi vải chịu nhiệt FMS, túi vải chịu nhiệt nomex, ...

Ứng dụng: Trong các nhà máy xi măng, lò đốt, lò luyện thép và máy nghiền ngũ cốc.

 

 

 
PHÒNG SẠCH LÀ GÌ, VỊ TRÍ LẮP ĐẶT LỌC CHO PHÒNG SẠCH BỆNH VIỆN


Công ty chúng tôi chuyên sản xuất và phân phân phối tất cả các thiết bị lọc khí cho phòng sạch, các sản phẩm

lọc HEPA,

hộp lọc HEPA, ... chuyên dùng để lọc và lắp lọc cho hòng sạch. Sản phẩm của chúng tôi sản xuất trong nước nên giá thành đảm bảo rẻ nhất trên thị trường hiện nay.

 
Chủ đầu tư dự án nhà thu nhập thấp gặp hạn

Dự án Sài Đồng (Hà Nội), khách hàng tố chủ đầu tư vì chậm bàn giao nhà. Còn dự án tại Kiến Hưng đã hoàn thành xong, nhưng không có khách đến nhận, một số người còn đòi trả lại căn hộ

 

2487 TinTrang : [<<] [<] 487 488 489 490 491 492 493 494 495 496 497 498 [>] [>>]
Đang online : 1
Tổng truy cập : 71935091

 

CÔNG TY TNHH SX TM DV 2G

Số ĐKKD: 0310885786 - Ngày Cấp ĐKKD: 30/05/2011
Đ
ịa chỉ: 155 Ngô Quyền, P.Hiệp Phú, Tp.Thủ Đức, TP.HCM
Tel: 028 66608840       Fax: 028 3 7367236

HOTLINE: 0944 945 339, 0931067020

 
Tư vấn/báo giá Zalo
0931067020
0944945339