Có 2 loại công nghệ sơn tĩnh điện:
Công nghệ sơn tĩnh điện khô (sơn bột): Ứng dụng để sơn các sản phẩm bằng kim loại: sắt thép, nhôm, inox...
Công nghệ sơn tĩnh điện ướt (sử dụng dung môi): Ứng dụng để sơn các sản phẩm bằng kim loại, nhựa gỗ,...
Mỗi công nghệ đều có những ưu khuyết điểm khác nhau:
Đối với công nghệ sơn tĩnh điện ướt thì có khả năng sơn được trên nhiều loại vật liệu hơn, nhưng lượng dung môi không bám vào vật sơn sẽ không thu hồi được để tái sử dụng, có gây ô nhiễm môi trường do lượng dung môi dư, chi phí sơn cao.
Đối với công nghệ sơn khô chỉ sơn được các loại vật liệu bằng kim loại, nhưng bột sơn không bám vào vật sơn sẽ được thu hồi (trên 95%) để tái sử dụng, chi phí sơn thấp, ít gây ô nhiễm môi trường.
Trong quá trình sơn tĩnh điện cả sơn bột lẫn sơn ướt đều làm phát sinh ra một lượng bụi sơn và hơi dung môi rất lớn, gây ô nhiễm môi trường và tác động đến hệ sinh thái, gây tác hại lớn đến sức khỏe con người nếu bị hít phải bụi sơn.
Những tác hại của bụi sơn:
Tất cả các loại bụi đều gây hại đối với đường hô hấp.
Bụi có thể gây dị ứng ở phổi, gây hen suyễn, viêm thùy phổi..
Nếu hít thở nhiều bụi sơn thì ngoài những tác hại của bụi nói chung, còn phải tính đến khả năng nhiễm độc hóa chất (chì, thủy ngân...) có.
Nếu phải đi qua những nơi nhiều bụi như vậy, bạn nên đeo khẩu trang.
Nếu phải đi qua những nơi nhiều bụi như vậy, bạn nên đeo khẩu trang.
Chính vì những tác hại này mà chúng ta cần phải lọc bụi sơn trước khi thải khí sạch ra môi trường ngoài. Chúng tôi xin giới thiệu một số thiết bị dùng cho lọc phòng sơn như sau:
Lọc phong sơn thông thường gồm hai phần:
Lọc trần phòng sơn F5. Lọc trần phòng sơn F5 là lọc khí sạch từ ngoài đưa vào phòng
Lọc sàn phòng sơn sợi thủy tinh là lọc bụi sơn trước kgi1 thải khí ra môi trường
|