Mỗi 1 cấp lọc và loại lọc sẽ có độ tổn áp ban đầu khác nhau, do đặc thù cấu tạo vật chất của lọc cho phép hạt bụi có kích cỡ bao nhiêu đi qua nó.
Chênh áp cuối: Khi lọc đạt đến một độ tổn áp nhất định thì ta cần phải thay thế lọc. Có thể nói từ độ tổn áp đầu đến tổn áp cuối là tuổi thọ, thời gián sử dụng lọc. Lọc khí là vật tư tiêu hao, sau 1 thời gian sử dụng, lọc càng ngày càng bẩn, các hạt bụi sẽ bít kín lọc, không cho phép không khí đi qua, có nghĩa lực cản của lọc ngày càng lớn và muốn cho không khí tiếp tục qua lọc ta cần áp suất càng ngày càng lớn đặt lên lọc. Đến một giới hạn nhất định, ta phải thay lọc, nếu không sẽ xảy ra các hiện tượng như: rách lọc, bục đường ống, không có không khí đáp ứng cho hệ thống phòng sạch….
Chênh áp đầu của các loại lọc
+ Lọc thô: độ tổn áp ban đầu thường từ 17-42Pa.
+ Lọc tinh: độ tổn áp ban đầu thường từ 55-160Pa.
+ Lọc Hepa: độ tổn áp ban đầu thường từ 250-350Pa
Chênh áp cuối của các loại lọc
+ Lọc thô: tổn áp cuối thường từ 200-250Pa
+ Lọc tinh: tổn áp cuối thường từ 400-450Pa
+ Lọc Hepa: tổn áp cuối thường từ 500-750Pa
Mỗi một kích thước lọc khác nhau sẽ có một lưu lượng khác nhau. Kích thước càng lớn thì lưu lượng cho phép đi qua càng lớn. Thế nhưng trong những trường hợp thi công công trình không có khoảng không nhiều cho phép lắp đặt lọc thì ta phải làm sao? Lúc này nhà sản xuất đưa ra giải pháp là sử dụng lọc lưu lượng lớn, bằng cách: cùng 1 kích thước lọc, nhưng tăng diện tích lọc lên (tăng diện tích media, gấp nếp nhiều media hơn)
Lọc có thể ứng dụng trong những môi trường khác nhau tương ứng với mõi loại lọc khác nhau như môi trường nhiệt độ cao ( dùng lọc thô chịu nhiệu, lọc HEPA chịu nhiệt, …), môi trường chịu dầu, môi trường độ ẩm, ….
|