Túi lọc bụi cũng có khi may thành hình hộp chữ nhật có chiều rộng b=20~60mm; Dài l=0,6~2m. Trong một thiết bị có thể có hàng chục tới hàng trăm túi lọc bụi.
Với túi lọc hình hộp chữ nhật, chỉ có một sơ đồ là cho không khí đi từ bên ngoài vào bên trong túi, và bên trong túi buộc phải có khung căng túi vải.
Khoảng cách giữa các túi chọn từ 30 ~ 100mm.
Việc hoàn nguyên bề mặt lọc có thể tiến hành sau khi ngừng cho không khí đi qua thiết bị và làm sạch bụi trên mặt vải bằng 2 cách:
- Rung rũ bằng cơ khí nhờ một cơ cấu đặc biệt.
- Thổi ngược lại bằng khí nén hay không khí sạch.
Vì có đặc điểm là chu kỳ làm việc gián đoạn xen kẽ với chu kỳ hoàn nguyên nên thiết bị này bao giờ cũng có hai hay nhiều ngăn (hay nhiều block trong cùng 1 ngăn) để có thể ngừng làm việc từng ngăn (hay từng block) mà rũ bụi. Tải trọng không khí của vải lọc thông thường là 150~200 m/h. trở lực của thiết bị khoảng 120~150 kg/m2.Chu kỳ rũ bụi là 2~3 h.
Vải để may túi lọc bụi có nhiều loại khác nhau: Loại chống ẩm, loại chống tĩnh điện, đối với túi lọc bụi chịu nhiệt thì dùng vải chịu nhiệt
Tính toán sơ bộ thiết bị như sau:
Tổng diện tích túi lọc bụi yêu cầu: F = Q/(150~180)(m2)
Diện tích của 1 túi:
Túi tròn: f = p x D x I(m2)
Túi hộp chữ nhật: f = 2 x (a + b) x l (m2)
Số túi trong 1 ngăn lọc: n = F/f (lấy tròn)/ (túi).
Với:
Q – Lưu lượng khí thải cần lọc (m3/h)
D – Đường kính túi lọc hình trụ tròn (m)
a; b; l – Chiều rộng, chiều dày và chiều dài túi hộp chữ nhất(m)
|